Năng suất làm việc là cái gì đó ai cũng muốn nâng cao để rồi một vài người chạy theo nó như kẻ vĩ cuồng. Cho đến một lúc họ phát hiện ra rằng, họ đã đi quá xa trong khi năng lực của bộ phận còn lại chưa theo kịp dẫn đến những tình huống trớ trêu trên nhiều phương diện.
Thanh xin gửi đến các bạn hai mẫu truyện dưới đây để mọi người cùng thanh nghiền ngẫm nhé! Khác với câu chuyện lần trước, lần này là một câu chuyện có thật từ một người bạn của Thanh, mời mọi người cùng đón đọc nhé!
-
Máy uốn thép đưa bạn tôi vào “cảnh thiếu thốn”
Thanh có một người bạn làm trong ngành xây dựng, anh ta là một thầu xây dựng tại quận 8 TP.HCM. Năm đó, anh ta may mắn trúng thầu vào một dự án lớn tại quận 5 gần đó. Anh ta chia sẻ rằng, dự án đó với anh như một cơ hội, cũng như một cuộc cứu vãn tình thế vì 3 tháng nay anh ta chưa nhận được bất cứ một dự án nào cả.
Rồi cũng đến ngày thi công, anh tất bật lo chuẩn bị nhiều máy móc thiết bị để vận hành cho nhanh. Thậm chí, anh còn xuống tay vay ngân hàng để mua một chiếc máy uốn sắt nhằm gia tăng công suất. Ngày nay thì máy uốn sắt rất thông dụng nhưng mà trong những năm 2000 – 2005 thì không phải nhà thầu tầm trung nào cũng dám đầu tư.
Ban đầu, chiếc máy tỏ ra khá hữu ích khi giúp năng suất uốn và bẻ sắt rất nhanh. Và rồi việc gì đến cũng đến, sắt thì có rất nhiều nhưng bê tông thì không như thế. Cái thời mà trộn bê bằng máy, đổ bê bằng xô thì sắt đã uốn đã cố định cũng chỉ có nước nằm chờ. Để nâng cao tiến độ anh ta, dùng cách thúc đẩy công nhân làm việc ngày đêm có hôm 2 ca làm 16 tiếng.
Kết quả rồi cũng đến khi trong dự án đó, tại khu nhà đó đội của anh đã vượt tiến độ so với các đơn vị thi công lân cận. Tuy nhiên, ở đâu một gáo nước lạnh hất vào anh ta khi chủ dự án nói rằng sẽ nghiệm thu chung một thể khi đã hoàn thành.
Ôi là trời! Không nghiệm thu thì lấy đâu ra tiền để chi trả lương và một khoản nợ khi mua máy? Lúc này anh ta mới tích cực liên hệ chủ đầu tư để xin được nghiệm thu sớm và kết quả không may khi chủ đầu tư không đồng ý… Và rồi anh ta phải trân mình ra gồng thêm 1 2 tháng để chống chọi chờ đến ngày nghiệm thu.
“Đó là một kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên, làm cho người ta nhanh nhưng mà tới thanh toán lại chậm!”
2. Máy khoan từ và mũi KSEM.
Đây cũng là một câu chuyện có thật ở một cơ sở gia công cơ khí, Thanh xin được giấu tên. Năm 2019 trước đại dịch Covid. Thanh có chào hàng máy khoan từ cho cơ sở này. Đúng người đúng nhu cầu tuy nhiên khi nhận thấy tiềm năng của nó Thanh quyết định chào cả 2 mặt hàng để cho họ so sánh.
Đầu tiên là máy khoan từ Adotools, Thanh phân tích với họ rằng máy có thể cho được công suất tốt, mũi khoan thì có tuổi thọ lên đến 1000 lỗ. Phản ứng lúc đầu họ cũng ưng ý, Thanh mới chớp cơ hội đưa máy vào Test thử trực tiếp luôn để chứng minh chất lượng hàng của mình.
Tuy nhiên một vài máy khoan từ thì không làm sao có thể lo hết được các đơn hàng của họ, nên họ muốn đặt thêm một vài máy nữa nhằm gia tăng công suất.
Nhận thấy thời cơ đã đến Thanh mới đưa ra giải pháp cho họ rằng:
“Em thấy bên anh có máy CNC tại sao không dùng máy CNC để khoan cho nó được nhanh. máy khoan từ có thể sẽ ổn nhưng mà lại tốn thời gian lâu hơn anh à?
“Tôi biết chứ, nhưng mà khoan thì tìm đâu ra cái mũi có thể khoan được nhiều tấm thép một lúc chứ? Với lại có cũng đắt quá khó sinh được lợi nhuận cao!” – anh đáp.
“Bên em có một cái mũi khoan KSEM có thể khoan khoan 4 đến 5 tấm thép 25mm 1 lúc, hàng thì chất lượng anh có muốn xem thử không để em đưa mũi qua Test cho anh xem”- Thanh nói với anh.
Thấy anh im lặng Thanh nói thêm:
“Bây giờ anh thấy đó! 1 mũi khoan từ thì 25 giây đến 1 phút được 1 lỗ, nếu anh dùng KSEM thì sao chỉ cần 5 đến 6 giây thôi. Cái này không gọi là chi phí nữa mà đó là đầu tư rồi anh! Nếu mà mình không chuyển đổi thì số tiền sau này anh bảo dưỡng máy khoan từ có thể còn nhiều hơn lúc này anh bỏ ra dùng mũi KSEM nữa!”
Hai anh em bàn thảo cả một buổi trời Thanh mới được đưa KSEM đến xưởng để Test thử. Kết quả anh cũng đã đồng thuận với giải pháp của Thanh và quyết định dùng sản phẩm để gia công sản xuất.
3. Bài học kinh nghiệm:
Qua hai câu chuyện trên có thể thấy rất nhiều vấn đề mà anh em và ngay cả Thanh cũng mắc phải khi tìm cách gia tăng tiến độ làm việc.
Như ở câu chuyện 1, vì gia tăng tiến độ anh ta mua máy uốn sắt để rồi cả một dây chuyền không thích ứng kịp nên đẩy anh ta vào tình trạng kiệt quệ. Có thể nói đây là một sự lãng phí không đáng có.
Còn câu chuyện 2 thì theo quan điểm của Thanh thì đây là cái tiết kiệm không đúng lúc dẫn đến nhịp độ sản xuất dậm chân tại chỗ. Đều này ngay cả Thanh cũng không tránh khỏi được đôi khi mình ngại đầu tư để cho ra một hiệu suất cao hơn.